Ô nhiễm môi trường hiện nay ảnh hưởng nhiều thế nào

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.  wikipedia

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Ô nhiễm môi trường Ý thức của người dân

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền…trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua”, và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ gây Ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.
Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.
Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.

Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,… Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.
Xem thêm:Thiết kế bể phốt gia đình

Các dạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường nước

Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, Đại dương mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. Trong những năm gần đây, có hiện tượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra. Chúng ta cần khắc phục điều này thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển.

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “sương mù”, gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%…
Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là “kẻ phá hoại” chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.

Giải pháp khắc phục

Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách thông bồn cầu, cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.
Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.
Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,… nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng.
Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu “Vì môi trường xanh – sạch – đẹp” và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Những hình ảnh về ô nhiễm môi trường biển

Vận động viên lướt sóng trong làn nước xanh toàn rác.
Vận động viên lướt sóng trong làn nước xanh toàn rác.

 

Chú rùa tội nghiệp bị 'biến hình' do mắc kẹt vào một chiếc vòng nhỏ. Một hình ảnh đau lòng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt do rác thải.
Chú rùa tội nghiệp bị ‘biến hình’ do mắc kẹt vào một chiếc vòng nhỏ. Một hình ảnh đau lòng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt do rác thải.
Chú rùa tội nghiệp bị 'biến hình' do mắc kẹt vào một chiếc vòng nhỏ. Một hình ảnh đau lòng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt do rác thải.
Chú rùa tội nghiệp bị ‘biến hình’ do mắc kẹt vào một chiếc vòng nhỏ. Một hình ảnh đau lòng do ô nhiễm môi trường, đặc biệt do rác thải.

 

Bầy chim cánh cụt được 'nhuộm' màu lông mới vì nước biển ô nhiễm.
Bầy chim cánh cụt được ‘nhuộm’ màu lông mới vì nước biển ô nhiễm.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng “thủy triều đỏ”, gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước.

Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước

Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí

Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí
Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí

 

Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí
Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí
Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí
Hình ảnh ô nhiễm môi trường không khí

Hy vọng Hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đất nước không khí đáng sợ là lời cảnh tính đến mọi người. Hãy chung tay vì môi trường sống xanh sạch đẹp đừng xả rác bừa bãi và hạn chế các hoạt dộng gây ô nhiễm môi trường. Chia sẻ Hình ảnh ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đất nước không khí đáng sợ với mọi người ngay hôm nay để góp phần làm cho trái đất bớt nóng lên bạn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều ảnh thiên nhiên và thật nhiều hình ảnh cuộc sống đẹp nhé!
Nguồn: internet

Bài viết Ô nhiễm môi trường hiện nay ảnh hưởng nhiều thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hút Bể Phốt Việt Tín.

Xem thêm thông tin chi tiết tại https://ift.tt/3qRVPr1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống mạng xã hội Việt Tín

Ống nhựa xoắn hdpe

Nhìn nhận, nghị luận ô nhiễm môi trường hiện nay