Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống đẹp hợp phong thủy

Ở bài viết hôm nay, Việt Tín sẽ hương dẫn bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho khoa học, tiết kiệm diện tích, hợp phong thủy mà vẫn đảm bảo được công năng của một nhà vệ sinh phải có. Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé!

Xem thêm: Top 9 loại cây trồng trong nhà giúp lọc không khí

Diện tích của nhà vệ sinh trong nhà ống là bao nhiêu?

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường được thiết kế với diện tich khoảng 3m² – 4m², tùy theo nhu cầu sử dụng và diện tích mặt sàn của ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn thêm hoặc bớt diện tích cho nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất.

Với diện tích tiêu chuẩn khoảng 3m², 4m² thì gia chủ có thể chia ra các khu chức năng trong một nhà vệ sinh thành khu vực bồn cầu, khu vực bồn rửa mặt và khu vực tắm đứng.

Diện tích của nhà vệ sinh trong nhà ống
Diện tích của nhà vệ sinh trong nhà ống

Trong thiết kế nhà vệ sinh, gia chủ nên phân biệt rõ 2 khu vực đó là: khu vực lắp bồn cầu và lavabo là khu vực khô, khu vực tắm đứng là khu vực là không gian ướt.

Nếu căn nhà rộng hơn, nhà vệ sinh lớn hơn thì có thể trang bị thêm bồn tắm nằm hoặc bồn tắm ngoài, nếu lắp bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn để tránh sự chật chội.

Đặc điểm nhà vệ sinh trong nhà ống:

Về cấu trúc:

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường có 3 khu vực chính: Khu vực bồn cầu, khu vực bồn rửa và khu tắm đứng. Bên cạnh việc quan tâm đến sự thông thoáng, một yếu tố hệ trọng nữa là nhà vệ sinh cần phân biệt hai không gian khô và ướt. Khu vực khô lắp đặt bồn cầu và lavabo; khu vực ướt dành để tắm.

Đặc điểm nhà vệ sinh trong nhà ống
Đặc điểm nhà vệ sinh trong nhà ống

Về diện tích: 

Với những căn nhà ống, có diện tích nhỏ hẹp, nên thường các gia chủ sẽ tận dụng những khoảng trống, những không gian được tạo nên khi xây dựng để thiết kế nhà vệ sinh.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống đúng cách, hợp phong thủy:

Việc nắm bắt được cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý, sẽ mang tới sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, đảm bảo được công năng, thẩm mỹ và giá trị phong thủy tốt nhất.

Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống:

Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều năng lượng tiêu cực, mọi xú uế đều được tích trữ tại đây. Vậy nên vị trí lý tưởng nhất là đặt tại những nơi kín đáo, khuất gió.

Đối với căn nhà ống, nhà vệ sinh đặt cuối nhà là vị trí hợp lý nhất vì nó có thể tiết kiệm được diện tích mặt bằng sử dụng, hạn chế đi việc phát tán xú uế và âm khí đến với tất cả các căn phòng còn lại theo hướng gió.

Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Bên cạnh đó, vị trí khi đặt nhà vệ sinh ở cuối nhà, còn tránh được các trường hợp đối diện trực tiếp với cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng thờ, phòng bếp. Tuy nhiên, gia chủ cần nhớ rằng, vị trí cuối nhà không có nghĩa là nằm ngang cuối hành lang, bởi đây là các bố trí phòng vệ sinh “lộ xung sát”, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.

Vậy nên, thay vào đó gia chủ nên chọn vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ở góc cuối cùng phía bên hông hành lang sẽ tốt hơn.

Hướng đặt nhà vệ sinh:

Để đặt nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý, ngoài việc chú ý đến vị trí đặt nhà vệ sinh thì phương hướng của khu vực này cũng được đánh giá rất quan trọng.

Thông thường, hướng của nhà vệ sinh sẽ được tính theo hướng đặt bồn cầu và gia chủ nên dựa vào Bát Cung, sau đó chọn đặt nhà vệ sinh tại vị trí xấu nhằm mục đích chế sát.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống:

Như đã đề cập ở trên, cấu trúc nhà vệ sịnh thông dụng sẽ có 3 khu vực chính, bao gồm: Bồn cầu, chậu rửa và khu tắm đứng. Vậy nên, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống chính là việc sắp xếp 3 khu vực này sao cho thật khoa học, mang tới sự thuận tiện tối đa nhất.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Dưới đây là một số gợi ý giúp gia chủ bố trí nội thất phù hợp nhất:

  • Phân chia thành khu vực khô và khu vực ướt. Khu vực khô được dùng để lắp bồn cầu, chậu rửa; khu vực ướt dùng để tắm. Gia chủ có thể dùng vách ngăn di động hoặc tạo cao độ nền khu vực ướt thấp hơn khu vực khô để tách bạch không gian.
  • Nếu nhà vệ có diện tích nhỏ, gia chủ nên ưu tiên lát gạch ốp màu sáng, tương sinh với màu của bản mệnh gia chủ càng tốt. Đồng thời, có thể sử dụng gương để tạo cảm giác nhân đôi không gian. Với những chậu rửa, gia chủ nên chọn kiểu dáng dài và hẹp, các thiết bị nên được gắn vào tường thay vì đặt dưới sàn.
  • Khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống nhiều tầng, phải bố trí hợp lý, lắp đặt theo trục đứng để dễ dàng đi đường ống, đường điện nước.
  • Thiết kế thêm hệ thống thông gió trong nhà vệ sinh và mở cửa sổ quay về hướng mặt trời để đảm bảo sự thông thoáng, giúp nhà vệ sinh luôn khô ráo.

Ngoài ra, gia chủ có thểm tham khảo thêm một số loại cây trồng đặt trong nhà vệ sinh, giúp khử động, khử mùi hôi, hóa sát và hạn chế đi những nguồn năng lượng tiêu cực tỏa ra từ bồn cầu.

Xem thêm: Phân biệt baking powder và baking soda

Một số lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống:

Ngoài bố trí nhà vệ sinh để đảm bảo về mặt công năng, nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua những yếu tố phong thủy quan trọng khi tìm hiểu cách bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố liên quan tới sức khỏe, tài vận của các thành viện trong gia đình.

Lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống, gia chủ cần lưu ý tới những điểm quan trọng sau:

  • Không nên đặt cửa nhà vệ sinh hướng ra cửa chính
  • Không đặt nhà vệ sinh trên phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp
  • Tránh cách bố trí nhà vệ sinh tại vị trí trung cung ngôi nhà
  • Nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng chính Nam
  • Phòng vệ sinh đặt trên cửa chính sẽ “nhấn chìm” tài lộc của gia chủ
  • Không đặt phòng thờ bên cạnh nhà vệ sinh
  • Cửa WC tránh đối diện với cửa phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng thờ
  • Cách bố trí 2 cửa nhà vệ sinh đối diện nhau cũng không tốt
  • Không nên dùng nhà vệ sinh cải tạo làm phòng ngủ

Vị trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải thông thoáng: Nhà vệ sinh tối và ẩm thấp là điều không dễ chịu đối với bất cứ người nào. Do đó, khu vực này nên được thiết kế với nhiều cửa sổ hoặc gắn mái kính để lấy ánh sáng và không khí.

Bài viết Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống đẹp hợp phong thủy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hút Bể Phốt Việt Tín.

Xem thêm thông tin chi tiết tại https://ift.tt/3fh4Ffl

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống mạng xã hội Việt Tín

Ống nhựa xoắn hdpe

Nhìn nhận, nghị luận ô nhiễm môi trường hiện nay