Ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân và tác hại

Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí không còn là điều mới lạ trên toàn thế giới. Hãy tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến loại ô nhiễm này dưới đây nhé.

========================

Ô nhiễm môi trường không khí:  Kẻ giết người thầm lặng trong tự nhiên

Ngày nay, khi kinh tế phát triển thì hàng loạt các vấn đề phức tạp, khó giải quyết và nguy hiểm diễn ra. Nổi cộm trong đó là tình trạng ô nhiễm với các chỉ số ngày càng tăng mỗi năm. Có rất nhiều loại ô nhiễm như ô nhiễm nước, ô nhiễm biển, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,…nhưng nổi bật và đáng báo động nhất là hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí. Vậy nguyên nhân do đâu và tác hại của vấn đề ô nhiễm này là thế nào? Hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao và nghiêm trọng
Ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao và nghiêm trọng

 Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường không khí

Không khí có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt, lao động, tồn tại của mọi sinh vật, bao gồm con người và hệ động, thực vật. Trong không khí không chỉ có một hay một vài thành phần mà là tổng hợp của rất nhiều các thành phần khác nhau như oxi, nito, bụi, giọt nước,…Dù vậy, các chất này đều có tỷ lệ tương đối ổn định và phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người, động và thực vật.

Tuy nhiên, kể từ khi con người bắt đầu phát triển kinh tế thì các chỉ số của mỗi thành phần đều có sự thay đổi và sự thay đổi này lại theo hướng tiêu cực. Không khí đã ngày càng bị ô nhiễm và gây nhiều nguy hại cho con người và tự nhiên. Vậy ô nhiễm môi trường không khí là gì?

Hiểu đơn giản, ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi thành phần của không khí theo chiều hướng xấu. Cụ thể, đó là gia tăng tỷ lệ của các thành phần có hại và giảm bớt tỷ lệ của các thành phần có lợi. Không khí bị ô nhiễm sẽ chứa nhiều khói, bụi và các khí lạ có mùi hoặc không mùi.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở con người, nhất là các em nhỏ, đồng thời cũng gây nên tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch cao. Không chỉ ảnh hưởng đến con người, ô nhiễm không khí đã khiến hệ động, thực vật ngày càng suy giảm và có những loài đã bị tuyệt chủng.

Xem thêm: Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường

Ô nhiễm không khí là khi tỷ lệ thành phần không khí thay đổi theo chiều hướng xấu
Ô nhiễm không khí là khi tỷ lệ thành phần không khí thay đổi theo chiều hướng xấu

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí

Như đã nói ở trên trong không khí sẽ có chứa nhiều thành phần, mỗi thành phần này đều có một tỷ lệ thích hợp và an toàn. Không khí được xem là ô nhiễm khi các thành phần sau đây có tỷ lệ vượt qua chỉ số an toàn:

  • Carbon dioxite (CO2): Đây là khí thải chủ yếu của con người và cũng được xem là tác nhân số 1 gây ra hiệu ứng nhà kính – hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • Carbon monoxit (CO): Là sản phẩm do đốt cháy không đầy đủ một vài chất tự nhiên. Khói của phương tiện giao thông là nguyên nhân chính làm tăng chỉ số CO trong không khí.
  • Sulfur oxit (SOx): Được tạo ra do quá trình sản xuất công nghiệp khai khoáng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên mưa axit do tác động với các thành phần khác trong tự nhiên.
  • Oxit Nitơ (NOx): Là khí thải phổ biến chỉ sau CO2 và cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí.
  • Bên cạnh các tác nhân chính như trên thì trong không khí được xem là ô nhiễm còn chứa nhiều thành phần khác như: Amoniac (NH3); kim loại độc; thủy ngân; chì; hạt mịn; chất hữu cơ,…
  • Ngoài ra, còn có nhiều hợp chất ô nhiễm được tạo thành do phản ứng hóa học của các thành phần tự nhiên như sương khói; ozon tầng mặt, Peroxyacetyl nitra,…
 CO2 là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính
CO2 là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính

Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí nhưng có thể tổng hợp ngắn gọn thành các nguyên nhân chính sau:

–   Do hoạt động sinh hoạt, lao động của con người

Con người được xem là tác nhân chính gây ra các loại ô nhiễm môi trường hiện nay. Trong đó, ô nhiễm không khí được xem là bị ảnh hưởng nặng nhất. Tất cả các hoạt động trong sinh hoạt và lao động đều thải ra môi trường các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường. Những khu vực dân cư đông đúc, đô thị có chỉ số ô nhiễm cao hơn, đặc biệt xuất hiện các hiện tượng sương khói, bụi mù mịt, không khí có mùi,…

Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cũng đều là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tạo ra khí độc do các chất hóa học, chất thải sinh hoạt, xác chết động – thực vật,… Hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra khói bụi, khí metan, khí CO2, CO,…Đặc biệt, các ngành công nghiệp khai khoáng, nhiên liệu là những ngành có lượng khí thải thải ra môi trường cao nhất và nặng nề nhất. Hoạt động dịch vụ tạo ra các khí thải giao thông, khí thải từ các máy móc, gia dụng,…

Ngoài ra, việc xử lý chất thải, nước thải, rác thải không đúng cách cũng khiến không khí bị ô nhiễm. Các hoạt động sinh hoạt khác như đun nấu, đốt rừng,…cũng đều đưa ra môi trường không khí các chất độc hại khó phân hủy và gây nguy hiểm.

Mỗi hoạt động của con người đều tạo ra chất gây ô nhiễm
Mỗi hoạt động của con người đều tạo ra chất gây ô nhiễm

Xem thêm:  Ô nhiễm môi trường hiện nay 

–   Do hoạt động, sinh sống phân hủy tự nhiên

Tuy nói con người là tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường không khí nhưng tự nhiên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Các hoạt động tự nhiên cũng đều thải ra môi trường không khí chất ô nhiễm gây hại. Tuy nhiên, trong môi trường thiên nhiên có cơ chế riêng để điều hòa, điều chỉnh các chỉ số này khiến chúng không đạt tới mức ô nhiễm cao và gây nguy hại cho con người, hệ động, thực vật.

Các hoạt động tự nhiên gây ô nhiễm không khí có thể kể đến:

  • Bụi do thảm thực vật thưa hoặc không có.
  • Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật tạo ra khí metan.
  • Sự tự phân rã vỏ Trái Đất tạo ra khí radon – một chất gây ung thư.
  • Cháy rừng tự nhiên tạo ra khói, bụi.
  • Sự phân hủy tự nhiên của xác động, thực vật.
  • Hoạt động của núi lửa tạo ra các khí thải lưu huỳnh, clo hay tro bụi.
Hoạt động núi lửa gây ra khói và tro bụi
Hoạt động núi lửa gây ra khói và tro bụi

Tác hại của ô nhiễm không khí

Vì không khí là thành phần không thể thiếu cho sự sống của con người và sự tồn tại của tự nhiên nên khi không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

–   Tỷ lệ tử vong cao ở con người, nhất là trẻ nhỏ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm không khí gây ra cái chết cho 4,2 triệu người năm 2016 và chỉ số này mỗi năm đều có xu hướng tăng. Những trẻ nhỏ sống ở thành phố hay khu đô thị có khả năng tử vong về vấn đề hô hấp, ung thư cao hơn các khu vực khác.

–   Tăng nhanh các tỷ lệ nhiễm bệnh về đường hô hấp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi, hen suyễn, viêm phế quản,…Những người sống trong đô thị hay các vùng đông dân có tỷ lệ ô nhiễm không khí cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người sống tại vùng nông thôn.

–   Tỷ lệ đột quỵ ngày càng nhiều

Bên cạnh ảnh hưởng về đường hô hấp thì các bệnh về tim mạch cũng xuất hiệu nhiều. Không khí đặc biệt là oxy có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ tim mạch và các cơ. Nếu không khí đưa vào không đảm bảo tỷ lệ và nồng độ sạch thì cơ thể sẽ không khỏe mạnh, các bệnh về tim như co mạch, xơ vữa động mạch, hẹp van,…sẽ xuất hiện này càng nhiều. Từ đó gây nên tỷ lệ đột qụy tăng cao.

–   Bệnh ung thư xuất hiện nhiều

Các hoạt động của tự nhiên và con người tạo ra hợp chất randon, đây là chất gây ra bệnh ung thư nguy hiểm cho con người. Các bệnh ung thư phổ biến do ô nhiễm không khí như ung thư vòm họng, ung thư phổi, …

–   Tốn kém chi phí cải thiện

Hiện nay, các nước đang tập trung và liên kết với nhau để cùng cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy đã có nhiều phương án, công nghệ xử lý được đưa ra nhưng hầu hết chúng đều có giá trị lớn khiến nhiều đất nước khó có thể sở hữu và vận hành.

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh môi trường là gì?

Các cách hỗ trợ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là điều không thể tránh khỏi và cũng không thể xóa bỏ triệt để, con người chỉ có thể sử dụng các phương pháp, vận dụng các cách xử lý để giảm bớt tình trạng này. Các cách xử lý đơn giản được khuyên tích cực áp dụng như:

–   Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh tuy cũng sản sinh ra chất ô nhiễm nhưng tỷ lệ rất nhỏ, mặt khác lợi ích của cây xanh đối với con người và môi trường là không thể phủ nhận. Chính vì vậy, việc trồng cây xanh đang được các nước tập trung phát triển. Cây xanh không chỉ giúp môi trường không khí trong lành hơn, loại bỏ bụi bẩn và các chất có hại trong không khí mà còn hỗ trợ tích cực trong việc giảm thiểu các loại ô nhiễm khác.

Trồng cây xanh là biện pháp giảm ô nhiễm hiệu quả
Trồng cây xanh là biện pháp giảm ô nhiễm hiệu quả

–   Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tối đa các chất hóa học trong nông nghiệp

Các chất hóa học giúp cây trồng, vật nuôi đạt chất lượng cao hơn nhưng lại gây hại nhiều cho môi trường. Chính điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học sáng tạo ra các chất hữu cơ, các phương pháp trồng trọt, chăn nuôi sạch, an toàn. Hiện nay, các mô hình rau sạch, thực phẩm sạch đã và đang được các nước hỗ trợ cùng nhau triển khai.

–   Thay thế máy móc cũ bằng máy móc mới trong các ngành công nghiệp

Việc vận hành máy móc sẽ tạo ra khí thải độc hại, máy móc càng cũ thì lượng khí thải các nhiều. Do vậy, các doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp nên thay thế các máy móc loại cũ bằng loại mới để góp phần giảm thiểu ô nhiễm. Mặt khác, chỉ vận hành dụng cụ, máy móc khi cần thiết cũng là phương pháp hạn chế ô nhiễm không khí hữu hiệu.

–   Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí

Để thực hiện tốt việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí thì việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân là cực kỳ quan trọng. Các tổ chức chính phủ hoặc quốc tế nên thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn phòng, chống ô nhiễm để giúp truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường cho toàn thế giới. Mỗi gia đình, doanh nghiệp, công ty cũng nên tự tổ chức các hoạt động giúp nâng cao ý thức hơn nữa của các thành viên.

–   Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông gây ô nhiễm

Việc di chuyển của con người là thường xuyên và liên tục, tuy nhiên bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng để di chuyển, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân. Điều này sẽ góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương tiện an toàn, bảo vệ môi trường hay sử dụng các nhiên liệu xanh cũng nên được khuyến khích sử dụng.

Tích cực sử dụng phương tiện công cộng
Tích cực sử dụng phương tiện công cộng

Tích cực sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí

–   Sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi trường

Không phải ai hay gia đình, doanh nghiệp nào cũng có điều kiện xử lý chất thải, nước thải đúng quy định, do vậy việc lựa chọn sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi trường là rất cần thiết. Với máy móc hiện đại, quy trình chuyên nghiệp và kiến thức vững vàng, các công ty dịch vụ này sẽ đảm bảo hạn chế tối thiểu các chất thải, nước thải gây tác hại trực tiếp tới môi trường. Đây cũng là cách góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng.

Ô nhiễm môi trường không khí diễn ra ngày càng nhiều, tuy nhiên dưới sự đồng lòng của các quốc gia thì việc hạn chế và ngăn chặn tình trạng này trong tương lai gần sẽ có hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về ô nhiễm môi trường hay tìm hiểu các dịch vụ vệ sinh môi trường chất lượng, bạn hãy truy cập website: https://hutbephotkhoan.com/ của công ty TNHH Hút Bể Phốt Khoán chất lượng, uy tín và an toàn.

Bài viết Ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân và tác hại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Hút Bể Phốt Việt Tín.

Xem thêm thông tin chi tiết tại https://ift.tt/3925RA1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống mạng xã hội Việt Tín

Ống nhựa xoắn hdpe

Nhìn nhận, nghị luận ô nhiễm môi trường hiện nay